Cảnh giác với các bệnh trẻ hay mắc vào mùa mưa

Mùa mưa đến cũng là lúc nhiệt độ bắt đầu hạ dần, thời tiết ẩm thấp dễ làm vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Đặc biệt là trẻ em khi gặp thời tiết thay đổi, sức đề kháng yếu bé dễ bị bệnh hơn. Hãy cùng Mẹ Khỏe Con Xinh tìm hiểu về các bệnh mà trẻ hay gặp vào mùa mưa để có cách phòng tránh tốt nhất nhé. 

Các biểu hiện khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh như đau họng, ho......

1. Các bệnh trẻ thường mắc phải khi mùa mưa 

1.1 Cảm cúm là gì? 

Cảm cúm là bệnh do các virus chủng A, B, C gây ra cho con người. Cảm cúm lây qua đường hô hấp, tiếp xúc giữa người với người khi hắc xì. Nhất là vào mùa lạnh, virus sẽ hoạt động mạnh hơn. Khi ho, hắt hơi, những giọt nước có chứa virus sẽ bay trong không khí lâu hơn làm tăng nguy cơ lây nhiễm cao. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên mùa mưa lạnh thường sẽ bị rất nhiều. 

Bệnh cảm cúm ở trẻ em luôn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ bởi ai cũng có thể bị nhiễm bệnh do vậy các bố mẹ nên chú ý phân biệt giữa cảm cúm và cảm thông thường bởi hai cái nó khá giống nhau. Cảm thường thì nhẹ nhưng cảm cúm sẽ có những biến chứng khó lường. Trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn này sức đề kháng yếu nên khi mắc cảm cúm mà chúng ta tự điều trị không đúng cách sẽ dễ gây ra nguy hiểm cho con. Những dấu hiệu thường gặp khi bị cảm cúm: 

  • Nhiệt độ cơ thể bé sốt cao trên 38 độ C. Trẻ dễ đổ mồ hôi và cảm giác ớn lạnh. 
  • Khi bị cảm người bệnh rất đau đầu, đau họng dẫn tới ho, sổ mũi. 
  • Người mệt mỏi, đau khắp các cơ. Ăn không ngon và cảm giác không muốn ăn. 
  • Trẻ thường xảy ra thêm dấu hiệu khó chịu dạ dày, các con cảm thấy đau ở phần bụng. 

Sốt thường là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất rằng trẻ đang bị bệnh

Hiện nay chưa có một liều thuốc nào điều trị đặc hiệu cho cảm cúm cả. Tuy nhiên dựa vào tình trạng của con để chăm sóc đúng cách các mẹ nhé. 

  • Có thể chăm sóc tại nhà khi những triệu chứng như hắt xì, sổ mũi, đau họng, đau cơ, sốt nhẹ không cao. Và điều trị bằng cách cho bé nghỉ ngơi, ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng, uống nhiều nước đặc biệt là nước ấm. 
  • Trường hợp dấu hiệu bệnh của bé trở nên nặng hơn như trẻ nhỏ sốt trên 39 độ C, khó thở hoặc thở gấp, đau tức ngực, người mệt lả hay da tím tái, nhợt nhạt…… thì bắt buộc phải đưa bé tới các bệnh viện để được điều trị kịp thời. Đặc biệt những trẻ có các bệnh mãn tính về đường hô hấp mắc bệnh hen suyễn, bệnh tim rất dễ gây biến chứng nghiêm trọng. 

1.2. Đau mắt đỏ ở trẻ em 

Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu gây ra. Khi bé tiếp xúc với các đồ chơi không được đảm bảo vệ sinh và bé thường có thói quen dụi mắt thì rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Khả năng lây nhiễm cao vì chỉ cần tiếp xúc gần là có thể bị bệnh, vậy nên cha mẹ cần thường xuyên để ý và dạy cho trẻ cách vệ sinh sạch sẽ. 

Biểu hiện của đau mắt đỏ rất dễ nhận biết đó là mắt đổ ghèn, lòng trắng mắt dần chuyển sang màu đỏ. Bé sẽ có cảm giác cộm cộm ở mắt rất khó chịu. Sau khi ngủ dậy thì ghèn thường dính vào 2 mi mắt. Đau mắt đỏ thường điều trị từ 7 đến 10 ngày tuy nhiên nếu chúng ta không chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn. 

Mắt là bộ phận nhạy cảm và không được chủ quan. Riêng bệnh liên quan đến mắt khuyến khích các bậc phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế Chuyên khoa mắt để được tư vấn điều trị đúng cách.

Trẻ nhỏ thường có thói quen dụi tay vào mắt, dễ gây ra đau mắt đỏ

1.3. Viêm đường hô hấp 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh hô hấp là do sự tác động của vi khuẩn và virus. Mầm bệnh dễ lây lan từ người này qua người khác. Chúng gây ra các tình trạng viêm nhiễm, gây khó khăn ở đường thở. Vào mùa mưa nhiệt độ thay đổi, rất nhiều bé mắc phải và nó khá nguy hiểm nếu như không phát hiện sớm, điều trị dứt điểm.

Viêm đường hô hấp được chia thành 2 loại là trên và dưới. Viêm đường hô hấp trên bao gồm các trường hợp viêm mũi, họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Viêm đường hô hấp dưới thường nặng hơn như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. 

Thông thường dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý là trẻ sốt từ nhẹ đến nặng. Sau đó ho khan hoặc ho có đờm. Trẻ sổ mũi, đau đầu cảm thấy khó chịu sẽ quấy khóc và chán không muốn ăn. Các triệu chứng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản……là bệnh lý hô hấp nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong cao cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. 

Ngay khi trẻ có các triệu chứng như ho nặng, thở nhanh, đau tức ngực và nôn…. Bắt buộc phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở ý tế để can thiệp kịp thời. Đối với những bệnh đường hô hấp khuyến khích không tự ý điều trị tại nhà vì nó có tiến triển nhanh, chúng ta không thể lường trước được biến chứng của nó gây ra. 

1.4  Sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết có thể gây ra thành đại dịch vào các tháng mùa mưa, bởi lúc này muỗi có điều kiện đẻ trứng và phát triển thành bọ gậy (loăng quăng).Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh này vô cùng nguy hiểm nên mọi người cần cảnh giác phòng tránh cho các em nhỏ. 

Biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, đau đầu, trên người xuất hiện nhiều vết ban đỏ. Nếu những nốt mẩn diễn biến thành các vết chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng, đau bụng, buồn nôn thì cần đưa gấp đến bệnh viện. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị nên phải tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.

Xuất hiện những nốt ban đỏ trên da khi bé bị sốt xuất huyết

2. Phòng bệnh cho trẻ vào mùa mưa 

Để hạn chế cũng như phòng tránh cho bé không mắc bệnh khi vào mùa mưa, các bậc phụ huynh cần lưu ý: 

  • Vệ sinh sạch sẽ mũi họng hằng ngày bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý. 
  • Giữ ấm cổ cho bé khi ngủ hay khi đi ra ngoài để tránh nhiễm lạnh gây ra cảm.
  • Hướng dẫn bé giữ gìn vệ sinh, rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn. 
  • Khi đi ra ngoài bất cứ đâu cũng nên cho bé đeo khẩu trang. 
  • Dùng khăn hoặc tay che miệng khi hắt hơi. 
  • Kem chống muỗi và côn trùng cắn S-quito Free Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Em 100ml là một biện pháp hạn chế muỗi gấy sốt xuất huyết cho trẻ nhỏ.

3. Một số biện pháp tăng cường sức khỏe cho trẻ vào mùa mưa 

Dù thời tiết có thay đổi thất thường như thế nào đi nữa thì việc tăng cường sức đề kháng là hết sức quan trọng. Các mẹ nên chú ý và bổ sung cho con mình nhé. Sau đây là một số biện pháp giúp tăng cường sức khỏe cho bé: 

  • Thường xuyên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng qua thức ăn chứa đạm… và đặc biệt là nên ăn nhiều rau xanh. 
  • Tăng cường vitamin C cần thiết cho bé từ hoa quả, các thực phẩm chức năng chứa Vitamin C phù hợp với lứa tuổi của bé để tăng cường sức đề kháng. 
  • Rèn luyện tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước ấm bởi nước ấm rất tốt cho cơ thể bé. 

Qua những thông tin mà Mẹ Khỏe Con Xinh đã cung cấp thì chắc rằng các bậc phụ huynh đã biết thêm nhiều về các bệnh dễ gây ra vào mùa mưa. Từ đó có cách phòng tránh hợp lý để hạn chế bệnh cho con yêu. Chúc các em nhỏ luôn khỏe mạnh và có một sức đề kháng thật tốt nhé.


Chia sẻ với bạn bè

Tags

làm đẹp từ thiên nhiên làm đẹp nước ép rau củ ép 20/10 quà tặng rửa mặt mẹo skincare cách rửa mặt sạch chăm sóc sức khỏe Chăm sóc da nên làm gì trong ngày 8/3 muỗi chống muỗi kem chống muỗi bảo vệ làn da khỏi muỗi tẩy trang chăm sóc cơ thể Sữa Tươi Tiệt Trùng Bio sữa chăm sóc trẻ khẩu phần ăn của trẻ dưỡng da 8/3 tặng gì cho bạn gái gạo Bio gạo hữu cơ sữa tắm cho bé Airval Viên uống chống nắng chống nắng đồ chơi thông minh đồ chơi cho bé đồ chơi pop it smart kiến thức về sức khỏe massage cho bé chăm sóc da cho trẻ baby Cách chọn sữa phù hợp cho con cách chọn sữa dưỡng da mùa đông cho em bé gia đình chống nắng cho trẻ mùa mưa recycle đi du lịch du lịch biển thực phẩm hữu cơ chăm sóc da mùa hè kem đánh răng cho bé kem đánh răng chăm sóc trẻ sơ sinh dầu tắm gội cho bé trẻ sơ sinh Kem tẩy lông bọt tẩy lông dung dịch vệ sinh xịt khử mùi sữa bột dinh dưỡng sữa tươi tiệt trùng chọn mua bàn chải đánh răng cho bé bàn chải đánh răng cho bé bàn chải đánh răng kem chống nắng muôi lời chúc ngày 8/3 phụ nữ mẹ dầu tắm gội tắm cho trẻ sơ sinh xịt chống nắng chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa mưa chai xịt dưỡng tóc chai xịt dưỡng tóc cho bé dưỡng tóc cho bé mùa hè dinh dưỡng cho bé bệnh sởi thực phẩm chức năng
Hiển thị tất cả kết quả cho ""