Mang thai là một điều tuyệt vời và hạnh phúc, thiên chức kỳ diệu đối với người phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là một giai đoạn khó khăn và rủi ro khi người mẹ mắc một căn bệnh có thể truyền sang thai nhi, trước hoặc trong khi sinh. Bệnh lây truyền xảy ra là do những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể từ bố mẹ sang con, không phải do tác động môi trường. Có rất nhiều bệnh lây truyền do đó bố mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được các bệnh sẽ gặp để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho con.
1. Bệnh máu khó đông:
Bệnh máu khó đông có tính chất di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X và thường thấy ở bé trai. Là tình trạng không thể cầm máu khi bị đứt tay hay trầy xước nhẹ, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Nên tránh những hoạt động mạnh gây chấn thương, dẫn đến tổn thương phần mềm, chảy máu. Không thực hiện những bài thể dục nặng ảnh hưởng đến xương khớp và khiến bệnh trở thêm nặng hơn. Bệnh máu khó đông hoàn toàn có thể chữa khỏi nên cần được chẩn đoán sớm và chăm sóc sức khỏe đúng cách.
2. Bệnh tiểu đường:
Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường loại 1 thì tỉ lệ di truyền là 25%, chiếm từ 5% đến 10% trong số các ca mắc tiểu đường hiện nay. Dạng bệnh này thường xuất hiện nhất trong giai đoạn thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Ở giai đoạn đầu, tiểu đường tuýp 1 không gây ra bất kỳ triệu chứng nào vì tuyến tụy vẫn hoạt động một phần. Bệnh chỉ trở nên rõ ràng khi tới 80% - 90% tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy đã bị phá hủy. Điều cần làm là tạo dựng một chế độ ăn, chế độ vận động lành mạnh cho gia đình, nên thăm khám sức khỏe định kì. Tiểu đường không phải là một căn bệnh quá đáng sợ nếu bạn chủ động phòng ngừa và điều trị đúng cách.
3. Bệnh huyết tán bẩm sinh:
Tán huyết là một loại bệnh di truyền về máu thường gặp ở trẻ em nếu bố hoặc mẹ bị bệnh, hoặc cả hai đều mang gen bệnh này. Bình thường gen này lặn trên nhiễm sắc thể, tức là người mang bệnh không có biểu hiện sinh lý, nó chỉ biểu hiện khi hai gen bệnh kết hợp với nhau. Khi đó khả năng truyền bệnh sang con lên đến 75%.
4. Bệnh cận thị:
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị bẩm sinh thì khả năng sinh con ra bị cận thị bẩm sinh sẽ rơi vào khoảng từ 33% đến 60%. Thông thường trẻ bị cận thị bẩm sinh sẽ có độ cận phát triển khá nhanh và dần tăng cao khi trẻ lớn lên. Ngoài ra cận thị bẩm sinh còn có thể khiến cho trẻ dễ gặp các vấn đề, bệnh lý khác về mắt như bong võng mạc, mất thị lực vĩnh viễn do thoái hóa điểm vàng hay bị glaucoma… Vì vậy để hạn chế tối đa sự phát triển độ cận của những trẻ bị cận thị bẩm sinh bố mẹ nên chú ý tạo một môi trường lý tưởng cho các bé sinh hoạt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, vitamin B2, vitamin B6… bằng cách bổ sung thêm nhiều rau củ quả.
5. Bệnh mù màu:
Biểu hiện của bệnh là vẫn nhìn rõ được mọi vật những không thể phân biệt được các màu sắc, những gì thấy được sẽ chỉ là hai màu trắng đen. Nếu mẹ mang gen bệnh thì sinh con trai dễ mắc bệnh mù màu, nếu cả bố lẫn mẹ đều có gen bệnh thì sinh bé gái sẽ dễ mắc bệnh.