8 tháng đầu đời là thời điểm não bộ của trẻ nhỏ sẽ phát triển kích thước lên đến gấp đôi và những kích thích tốt đối với não sẽ tạo ra tác động tích cực đến quá trình này. Thông qua hoạt động vui chơi với các sản phẩm đồ chơi phát triển trí tuệ, bé sẽ có thể học tập những kỹ năng sống cơ bản như quan sát mọi thứ xung quanh, thái độ chấp nhận thử thách, tư duy và kích thích trí tò mò.
Khi nào mua đồ chơi cho trẻ sơ sinh?
Không ít người cho rằng, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để chơi trò chơi hay đồ chơi không đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của bé. Tuy nhiên, trong thực tế, trẻ em ngay từ khi còn trong bụng mẹ đã có thể cảm nhận được âm thanh, lắng nghe mẹ tâm sự...
Và khi vừa mới chào đời được 1 tháng tuổi, trẻ đã có thể bắt đầu khám phá những điều mới mẻ trong thế giới xung quanh như những món đồ màu sắc, các biểu cảm ngộ nghĩnh và cả mọi người xung quanh.
Có nên mua đồ chơi cho trẻ sơ sinh hay không?
Theo các nghiên cứu về phát triển nhi khoa, đồ chơi cho trẻ sơ sinh là món đồ cần thiết mà ba mẹ nên sắm cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Những món đồ chơi này không chỉ tạo niềm vui mà còn mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển của bé.
1. Đồ chơi cho trẻ sơ sinh phát triển các giác quan
Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên đã có thể nhìn ngắm thế giới xung quanh. Trẻ thường bị cuốn hút trước những đồ vật, đồ chơi nhiều màu sắc, hình khối. Đồng thời, tay chân bé cũng hoạt động liên tục và thích cầm nắm mọi thứ.
Vì vậy, đồ chơi cho trẻ sơ sinh lúc này sẽ là phương pháp hiệu quả giúp trẻ phát triển các giác quan. Cụ thể như, khi chơi đồ chơi, trẻ sẽ tăng cường sự vận động của tay chân, nhận biết các màu sắc, phối hợp tay và mắt linh hoạt hơn, đồng thời kích thích sự phát triển thính giác.
2. Đồ chơi cho trẻ sơ sinh thông minh vượt bậc
Thêm một lợi ích tuyệt vời của đồ chơi cho trẻ sơ sinh là phát triển trí thông minh. Điều này sẽ giúp mẹ giải tỏa thắc mắc có nên mua đồ chơi cho trẻ sơ sinh hay không. Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi chơi đùa cùng món đồ chơi yêu thích.
Hơn nữa, trẻ còn học được nhiều bài học mới mẻ và bổ ích về thế giới xung quanh. Chẳng hạn, trẻ từ 4 tháng tuổi khi chơi đồ chơi lục lạc cho bé sẽ nhận thức được nguyên nhân - kết quả, cụ thể là khi bé lắc lục lạc thì sẽ phát ra âm thanh.
3. Đồ chơi cho trẻ sơ sinh tăng cường thể chất
Những món đồ chơi trẻ sơ sinh thú vị sẽ giúp bé hào hứng và tập trung chơi cùng. Nhờ đó mà bé chịu khó nhìn ngắm, cầm nắm, vận động tay chân, thậm chí là toàn thân. Những hoạt động tưởng chừng như đơn giản này có tác dụng rất tốt trong việc phát triển thể chất cho trẻ nhỏ.
Những lưu ý quan trọng mà cha mẹ nên nhớ khi lựa chọn đồ chơi cho con
1. Phù hợp với giai đoạn phát triển:
Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh đều có những nhu cầu và khả năng riêng. Cha mẹ cần lựa chọn đồ chơi phù hợp với sự phát triển của con. Ví dụ, trong giai đoạn mới sinh, các đồ chơi có âm thanh nhẹ nhàng hoặc kích thích giác quan là lựa chọn tốt. Trong giai đoạn 3-6 tháng, bé bắt đầu khám phá tay và miệng, vì vậy đồ chơi nhỏ và an toàn cho bé cầm nắm và nắn là lựa chọn phù hợp.
2. An toàn là ưu tiên hàng đầu:
Trẻ sơ sinh rất tò mò và khám phá thế giới xung quanh bằng cách chơi và thử nghiệm. Cha mẹ cần chắc chắn rằng các đồ chơi được chọn là an toàn cho bé. Hãy đảm bảo rằng đồ chơi không có phần nhỏ dễ rời ra khỏi đồ chơi, không có các cạnh sắc, không chứa chất độc hại và không gây nguy hiểm cho bé.
3. Sự đa dạng và kích thích trí tuệ:
Đồ chơi cho trẻ sơ sinh nên mang tính chất đa dạng và kích thích trí tuệ của bé. Đồ chơi có thể giúp bé phát triển các kỹ năng cơ bản như cầm nắm, chạm vào, vận động và tư duy logic. Các đồ chơi có âm thanh, màu sắc và chất liệu khác nhau sẽ kích thích các giác quan của bé và thúc đẩy sự khám phá.
4. Tương tác và tham gia của cha mẹ:
Đồ chơi không chỉ là một công cụ giải trí cho bé, mà còn là cơ hội để cha mẹ tương tác và tham gia vào quá trình chơi của bé. Cha mẹ có thể chơi cùng bé, hướng dẫn và khuyến khích bé khám phá và tìm hiểu thông qua đồ chơi. Sự tương tác và tham gia của cha mẹ không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ gia đình mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của bé.