Đau dạ dày có nên uống sữa nhưng phải biết uống đúng cách để không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Trong bài viết này, MẸ KHỎE CON XINH sẽ cung cấp các lợi ích từ sữa mang lại đối với người bị đau dạ dày đồng thời hướng dẫn uống sữa đúng cách để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
1. Đau dạ dày có nên uống sữa không?
Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể uống được sữa vì sữa có tính axit nhưng nhẹ và yếu hơn axit dạ dày. Do đó nó có thể hoạt động như một hệ đệm giúp giảm lượng axit dạ dày. Ngoài ra uống sữa còn giúp cung cấp canxi và các chất dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, E,… cho cơ thể.
Tuy nhiên, người bị đau dạ dày không nên uống sữa nhiều, chỉ nên uống với lượng vừa đủ để cơ thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. MẸ KHỎE CON XINH sẽ giúp các bạn hiểu cụ thể hơn những lợi ích mà sữa mang lại đối với người bị đau dạ dày cũng như cách uống sữa đúng.
2. Tác dụng của uống sữa đối với người bị đau dạ dày:
Uống sữa giúp bổ sung Probiotic
Đau dạ dày nên uống sữa bởi các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn probiotic dồi dào. Lợi khuẩn thường được chia làm hai loại trong đó loại lợi khuẩn phổ biến trong sữa chua là axit lactic. Axit lactic có khả năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Uống sữa cung cấp lactose
Lactose là loại đường tự nhiên có nhiều trong sữa, trung bình 100g sữa cung cấp khoảng 5.26g lactose. Loại đường này có khả năng lên men tự nhiên, tạo môi trường thuận lợi để các lợi khuẩn trong đường ruột sinh sôi và phát triển. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, từ đó dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng trong khi dạ dày đang bị đau.
Uống sữa cung cấp Protein
Trong 100g sữa cung cấp khoảng 3.9g protein và 74 Kcal. Protein có khả năng bao bọc, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm các cơn đau.
Uống sữa chứa nhiều Vitamin
Đau dạ dày có nên uống sữa bởi trong 100g sữa có chứa khoảng 50mcg vitamin A, 0.05mg vitamin B1, 0.19mg vitamin B2, 0.06 vitamin E, 1mg vitamin C,… Đây đều là những loại vitamin có tác dụng hỗ trợ tốt cho sức khỏe người bệnh dạ dày. Điển hình như vitamin B1 có khả năng kích thích vị giác, giúp người bệnh dạ dày ăn ngon miệng hơn, hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
3. Cách uống sữa đúng cách dành cho người bị đau dạ dày:
Đau dạ dày có nên uống sữa tuy nhiên người bị đau dạ dày nên biết cách uống sữa đúng để có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà thức uống này mang lại.
Lượng sữa nên uống mỗi ngày: Liều lượng khuyến khích đối với người bị đau dạ dày là không quá 500ml/ngày. Nguyên nhân bởi vì khi người bệnh uống quá nhiều sẽ dễ dẫn đến việc không hấp thu được hết gây đầy bụng, tiêu chảy.
Thời điểm thích hợp để uống sữa
Chỉ nên uống sữa sau khi đã ăn khoảng 30 phút – 1h. Vì sau bữa ăn, dạ dày đã đầy, việc uống sữa vào lúc này sẽ không thể hấp thu được các dưỡng chất và ngược lại còn gây đầy bụng, khó tiêu.
Một cốc sữa sau bữa ăn sáng sẽ giúp người bị đau dạ dày có nhiều năng lượng để hoạt động hơn. Vì đây là khoảng thời gian cơ thể hấp thu tốt nhất các dưỡng chất có trong sữa.
Không nên uống sữa vào lúc đói, vì sẽ làm sản sinh ra nhiều axit lactic gây ra những cơn đau dạ dày.
Lưu ý:
-Người bị đau dạ dày nên uống sữa đã tách béo thay vì dùng sữa nguyên kem. Nguyên nhân là do sữa tách béo sẽ giúp hệ tiêu hóa phân hủy và hấp thu dễ dàng hơn, tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
-Đối với những loại sữa pha, không nên pha sữa quá nóng hoặc bằng nước lạnh. Pha sữa bằng nước lạnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn do nước lạnh để bên ngoài sẽ không đảm bảo vệ sinh làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Trong khi dùng nước nóng có thể vô tình diệt cả vi khuẩn có lợi trong sữa, tốt nhất nên dùng nước ấm ở khoảng 40 – 45 độ C.
-Nên kết hợp sữa với bánh mì vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng và giảm cơn đau dạ dày. Nguyên nhân vì bánh mì có đặc tính khô, dễ hút nước, sẽ có khả năng trung hòa và thấm hút toàn bộ dịch vị dạ dày dư thừa. Điều này sẽ giúp lớp niêm mạc của dạ dày sẽ tránh được việc bị ăn mòn, phá hủy bởi acid và pepsin.
-Nếu người bệnh dạ dày có tiền sử không dung nạp được lactose thì nên chọn loại sữa không chứa lactose. Vì lactose khi không được dung nạp có thể sẽ lên men và phân hủy ngay trong cơ thể. Quá trình này sẽ giải phóng các axit béo chuỗi ngắn làm gia tăng axit trong dạ dày dẫn đến cơn đau.
-Người bị đau dạ dày không nên sử dụng sữa đậu nành. Nguyên nhân bởi vì sữa đậu nành có chứa Oxalat gây ra chứng khó hấp thụ, dư thừa axit dạ dày.
Như vậy để đảm bảo uống sữa không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào người bệnh dạ dày cần lưu ý liều lượng và cách uống để cải thiện tình trạng của dạ dày bảo vệ sức khỏe của mình.